Bán đất dịch vụ, đấu giá chính chủ, giá rẻ cập nhật T09/2024
Hiện đang có 0 tin đang giao dịch
Hiện tại chưa có tin đăng trong khu vực này
Bán đất dịch vụ, đấu giá Giá Rẻ Cập Nhật Mới Nhất
Thế nào là đất đấu giá?
Đất đấu giá là các khu đất được UBND cấp có thẩm quyền (thường là cấp huyện trở lên, không phải cấp xã) tổ chức bán đấu giá công khai nhằm lấy nguồn vốn thực hiện các dự án công cộng tại địa phương.
Theo quy định hiện hành, khu đất cần đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
Khu đất đấu giá phải là đất sạch, không bị lấn chiếm, không cho thuê, không có khiếu kiện, tranh chấp;
Khu đất đấu giá được Sở Quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt, khớp nối với quy hoạch chung;
Khu đất đấu giá được Sở Tài chính duyệt đơn giá khởi điểm làm cơ sở bán đấu giá đất;
Khu đất đấu giá có đầy đủ hạ tầng, hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước.
Việc đấu giá đất do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Trước khi tiến hành đấu giá đất, cơ quan, tổ chức này phải thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông về giá đất nền, địa điểm khu đất…
Trong quá trình diễn ra đấu giá, người trả mức giá cao nhất là người trúng đấu giá. Khi đó, chủ tịch UBND sẽ ra quyết định trúng đấu giá đất.
Người trúng đấu giá đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau khi hoàn thành việc nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước.
Ưu điểm của đất đấu giá
Như đã nói ở trên, đất đấu giá là những khu đất được UBND cấp huyện trở lên tổ chức công khai cho người dân nên loại đất này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về pháp lý, trình tự thủ tục chuyển nhượng… so với các khu đất thông thường. Cụ thể:
Bán đất dịch vụ, đấu giá có tính pháp lý rõ ràng, được Phòng Tài nguyên và Môi trường trực tiếp cắm mốc thực địa cho người sử dụng nên không vướng tranh chấp, không dính quy hoạch treo, không bị lấn chiếm, chồng lấn… Người mua không cần xác minh thực tế và không sợ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo mà có thể hoàn toàn yên âm, tin tưởng khi mua lô đất.
Theo quyết định trúng đấu giá, người trúng đấu giá đất sẽ nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước nên không bị kẻ xấu trục lợi, cũng không lo bị môi giới làm giá.
Không giống như quy trình, thủ tục cấp sổ cho các sản phẩm bất động sản khác, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra nhanh chóng, đơn giản và gọn lẹ. Người mua đất đấu giá sẽ được cấp sổ đỏ đứng tên mình ngay sau khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước.
Đất đấu giá được Sở Quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt nên thường được hưởng lợi từ quy hoạch, sở hữu vị trí đẹp, gần trung tâm, tiện ích (trường học, chợ, siêu thị…) đầy đủ, dễ dàng kết nối giao thông.
Đất đấu giá được đầu tư xây dựng hạ tầng đầy đủ, đường nhựa hoặc bê tông trải rộng, cấp thoát nước, điện sinh hoạt, chiếu sáng… đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành trước khi bàn giao cho người mua.
Khi trúng đấu giá đất, người dân được quyền xây dựng 100% diện tích đất và được tự do thiết kế.
Được ngân hàng cho vay bù đắp thanh toán số tiền còn thiếu và thực tế ngân hàng thường định giá đất cao hơn so với đơn giá trong quyết định trúng đấu giá.
Thời hạn nộp tiền kéo dài đến 3 tháng kể từ ngày có quyết định trúng đấu giá.
Nhược điểm của đất đấu giá
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì đất đấu giá cũng có một số nhược điểm như:
Sự cạnh tranh trong tham gia đấu giá là rất lớn. Ngày càng có nhiều môi giới, nhà đầu tư tham gia với mục đích mua đi bán lại để kiếm lời. Trong khi đó, những người có nhu cầu mua ở thực lại thiếu kinh nghiệm, kiến thức tham gia đấu giá đất nên khó trúng thầu.
Giá khởi điểm của đất đấu giá thường không tính theo giá thị trường nên khá thấp. Vì vậy, nếu tổ chức đấu giá kín thì sẽ khó xác nhận được mức giá hợp lý, đưa ra giá quá cao có thể khiến bạn bị lỗ, còn nếu đưa ra giá quá thấp thì sẽ không trúng thầu.
Được cấp sổ đỏ sau khi hoàn thành việc nộp tiền
Đất đấu giá là loại hình bất động sản có tính pháp lý rõ ràng vì người bán đất trong trường hợp này chính là Nhà nước chú không phải chủ đầu tư thông thường hay các nhà đầu tư, người dân. Người mua đất đấu giá cũng dễ dàng vay vốn ngân hàng mà không cần phải thẩm tra nguồn gốc hay tính pháp lý của khu đất.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người trúng đấu giá đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau khi hoàn thành việc nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước. Hơn nữa, thời gian cấp sổ đỏ cũng nhanh hơn các loại hình bất động sản khác bởi đất có pháp lý đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng.
Đất dịch vụ là gì?
Bán đất dịch vụ, đấu giá hay còn được gọi là đất thương mại thường được biết đến qua chính sách hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước. Tuy nhiên nếu muốn định nghĩa toàn diện đất dịch vụ là gì mà chỉ nhắc đến đất đền bù thì chưa đủ. Bản thân đất dịch vụ là để chỉ hai loại đất sau:
- Thứ nhất: Đất được Nhà nước quy hoạch và phân cho công dân hoặc các hộ gia đình có đất nông nghiệp nhưng đã bị thu hồi, để phục vụ cho các dự án khác.
- Thứ hai: Đất đấu thầu ở một số khu vực công cộng theo các mô hình Đô thị mới như chợ hay bến xe,...
Tuy nhiên cụm từ “đất dịch vụ” vẫn chủ yếu được nhắc tới như loại đất thứ nhất, tức là dạng đất đặc thù chuyên dùng để đền bù cho trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp.
Chính sách bồi thường bằng đất dịch vụ của Nhà nước hiện nay tập trung giải quyết cho các đối tượng là cá nhân hoặc hộ gia đình từng có đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cá nhân hoặc hộ gia đình đó đã bị thu hồi từ 30% diện tích đất sở hữu và Nhà nước đang không thể đền bù bằng diện tích đất nông nghiệp tương đương.
Đất dịch vụ vẫn được biết đến như đất đền bù của Nhà nước
Vậy ý nghĩa của việc triển khai mô hình đất dịch vụ là gì? Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của người dân sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập cũng như kinh tế của địa phương đó. Do đó, đất dịch vụ ra đời nhằm giải quyết bài toán hỗ trợ, đền bù cho người dân đồng thời tạo việc làm mới khi mảnh đất được đền bù có thể dùng để kinh doanh.