Cho thuê cửa hàng, kiot Phường Trung Hoà Cầu Giấy chính chủ, giá rẻ cập nhật T04/2024

Hiện đang có 0 tin đang giao dịch

Mặc định
  • Mặc định
  • Mới nhất
  • Giá thấp nhất
  • Giá cao nhât
  • Diện tích nhỏ nhất
  • Diện tích lớn nhất

Vị trí kinh doanh thuận lợi sẽ giúp cửa tiệm của bạn dễ dàng thu hút khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh. Vậy làm thế nào để thuê mặt bằng cửa hàng, ki ốt ưng ý? Sau đây sẽ là những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh cửa hàng, ki ốt giúp bạn có bàn đạp vững chắc khi khởi nghiệp.

1. Xác định sản phẩm/ dịch vụ và loại hình kinh doanh
Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh đầu tiên là phải biết mình bán sản phẩm gì? Bán cho ai rồi mới tới bán ở đâu? Nếu chọn mặt bằng giá rẻ, ký kết hợp đồng quá nhanh mà không dành chút thời gian cân nhắc mà không xác định kinh doanh sản phẩm gì là lý do tại sao nhiều người chọn mặt bằng kinh doanh không phù hợp?

Trường hợp bạn muốn bán quần áo online nhưng cần tìm mặt bằng làm cửa hàng đại diện, dành cho khách hàng muốn thử đồ Offline. Đây là cách làm của nhiều chủ shop hiện nay. Vậy thì bạn không nhất thiết phải chọn mặt tiền trên đường lớn, thậm chí chỉ cần thuê một gian phòng nhỏ thuộc một tòa nhà để mở shop. Khách hàng nếu yêu thích sản phẩm vẫn chủ động đến với cửa hàng của bạn.

Ngược lại, khi bạn muốn đầu tư một cửa hàng bán thời trang thời thượng và chuyên nghiệp thì mặt tiền đường lớn lại là tiêu chi đáng cân nhắc. Và lưu ý thêm những tiêu chí bên dưới đây.

2. Xác định khách hàng mục tiêu
Về lý thuyết, 5 bước để bạn xác định khách hàng mục tiêu sau khi iểu về sản phẩm của mình bao gồm:

- Xác định các yếu tố nhân khẩu học (Tuổi, giới tính, họ ở đâu, khoảng thu nhập, học vấn, nghề nghiệp, sở thích, tình trạng hôn nhân,…)

- Các yếu tố tâm lý học: Đó là lý do thật sự của quyết định mua hàng. Yếu tố này thiên về cảm tính và kinh nghiệm của người bán hàng chuyên nghiệp.

- Người/ Nhóm người ảnh hưởng đến quyết định của hàng. Đó có thể là người thân, bạn bè, xu hướng cộng đồng hoặc người nổi tiếng,…

- Người đã sử dụng sản phẩm tương tự sản phẩm của bạn hoặc sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Từ tập khách hàng này giúp bạn xác định chính xác hơn đối tượng mua hàng tương lai của mình.


3. Xác định các yếu tố cần có của mặt bằng

3.1. Diện tích
Xác định khoảng diện tích nhỏ nhất và lớn nhất mà bạn cần là bao nhiêu. Bạn cần mặt tiền trống hay gian nhà có nhiều phòng? Mặt tiền nên vuông vức hay có thể hẹp/ mở rộng về phía sau?

3.2. Hướng nhà
Nếu bạn quan tâm đến phong thủy, nên dành nhiều thời gian nghiên cứu và lựa chọn hướng nhà cho phù hợp. Bạn cần biết hướng nào hợp với mình. Và cũng nên biết cánh xác định chính xác hướng nhà để đưa ra lựa chọn chính xác. Tránh trường hợp đã thuê mặt bằng rồi mới phát hiện hướng nhà không phù hợp.

3.3. Mặt tiền mặt bằng
Tùy loại hình kinh doanh mà bạn chọn diện tích mặt tiền phù hợp. Kích thước mặt tiền là không cố định nhưng để buôn bán hiệu quả thì nên chọn mặt tiền rộng trên 3m, đường lớn, có nhiều phương tiện lưu thông hay khu dân cư. Chú ý đường có dải phân cách cũng không nên thuê vì bạn chỉ kinh doanh được 1 chiều. Điều này gây bất lợi cho người mới mở tiệm.

3.4. Giá thuê
Lên ngân sách chi tiết xem bạn có thể chi trả bao nhiêu cho tiền mặt bằng mỗi tháng. Cân nhắc khoảng giá thuê mặt bằng bạn có thể trả là bao nhiêu? Tham khảo các thông tin về đặt cọc, thời gian thuê trong bao lâu, các khoản bồi thường nếu không thực hiện đúng hợp đồng,…

3.5. Các tiêu chí khác
Bạn cần lưu ý thêm các tiêu chí dưới đây xem có thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như trải nghiệm mua sắm của khách hàng hay không?

Cần có hiên nhà rộng để xe cho khách không?
Mặt bằng có chung lối đi với chủ nhà không? Vì nếu bạn kinh doanh quán ăn, tiệm tạp hóa thì khá bất tiện.
Hạ tầng sẵn có để không tốn quá nhiều chi phí sửa chữa, thiết kế lại.

An ninh trong khu vực có tốt không? Có nhiều tệ nạn xã hội, trộm cắp, cướp giật hay bảo kê không?

Giao thông trước cửa quán có thuận tiện không? Đường lớn hay nhỏ? Khách dễ tấp vào hay quay đầu xe không? Giờ cao điểm có kẹt xe không?

4. Xác định khu vực sẽ thuê mặt bằng
Ngoài khảo sát thực tế, bạn có thể tham khảo thêm từ môi giới, các trang website hoặc hỏi trực tiếp chủ nhà. Người kinh doanh hãy dựa vào đó để khoanh vùng khu vực phù hợp. Ở đây cũng đã có ảnh chụp cũng như thông tin mô tả, giá cả để bạn lựa chọn.

Điểm cần lưu ý nhất trong bước này là hãy đưa ra những tiêu chí thật cụ thể như:

Điểm cần đặt ở quận nào? Có cần phải quận trung tâm không hay chỉ cần gần nhà?
Cần gần trường học, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, văn phòng,… không?
Có phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn không? 
Ví dụ, cách chọn mặt bằng kinh doanh tạp hóa lý tưởng là ở khu vực có đông dân cư, giao thông thuận tiện, càng xa các cửa tiệm khác càng tốt.

5. Nguyên tắc thương lượng khi thuê mặt bằng

5.1. Hãy dành thời gian thương lượng
Khi tìm được mặt bằng phù hợp thì đừng vội chấp nhận ngay giá chủ nhà đưa ra. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương thảo. Việc làm này sẽ giúp bạn tối ưu hơn về mặt chi phí. 

5.2. Nguyên tắc “Đôi bên cùng thắng”
Hãy đàm phán các điều khoản trong hợp đồng một cách hợp lý nhất để hai bên cùng có lợi. Tạo điều kiện để chủ nhà và chính mình hài lòng, vui vẻ khi ký kết. Chẳng hạn, bạn sẽ nâng cấp mặt bằng và trả tiền thuê gộp theo chu kỳ 3-6-12 tháng,…

Tránh trường hợp hết hạn hợp đồng mà chủ nhà không ký tiếp. Hoặc khi không có được lợi ích thỏa đáng, nhiều khi họ sẽ tìm cách phá rối để lấy lại nhà. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh vì lúc này bạn đã có thương hiệu, có khách quen và mọi thứ đang dần ổn định. 

5.3. Đừng để cảm xúc lấn át lý trí khi lựa chọn
Một kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh xương máu đã được nhiều người đúc rút là tuyệt đối tránh để cảm xúc chi phối. Nếu mặt bằng tốt nhưng không hợp tiêu chí kinh doanh hay vượt quá ngân sách thì đừng do dự mà hãy mạnh dạn bỏ qua nó.

6. Làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đúng quy định
Đây là bước cuối cùng và rất quan trọng. Hợp đồng sẽ là bằng chứng chứng minh bạn có quyền sử dụng mặt bằng để kinh doanh.

6.1. 7 điểm phải có trong hợp đồng
Hợp đồng thuê mặt bằng bắt buộc phải có đủ 7 điểm sau: diện tích thuê, giá thuê, tiền cọc, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm (nếu có), ngày bàn giao mặt bằng, hiện trạng mặt bằng lúc bàn giao.

6.2. Phải công chứng hợp đồng
Nên công chứng hợp đồng tại bất kỳ phòng công chứng tư nhân hay UBND cấp quận/huyện để đảm bảo hiệu lực trước pháp luật. Công chứng viên sẽ xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ nhà với mặt bằng cho thuê. 

6.3. Thỏa thuận các khoản chi phí trong quá trình làm hợp đồng
Bạn hãy thỏa thuận rõ các khoản phí liên quan trong hợp đồng như: chi phí công chứng, cơi nới, sửa chữa (nếu có), thời gian sửa chữa… Nếu không am hiểu về pháp lý thì có thể nhờ luật sư hoặc những người có kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh trước đó soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng cho bạn.

7. Nguyên tắc: Không thỏa thuận với bất cứ vấn đề gì bạn còn thắc mắc
Nguyên tắc “Không thỏa hiệp” luôn đúng trong mọi trường hợp. Nếu bạn cảm thấy mặt bằng không ổn hay còn nghi ngờ về vấn đề nào đó chưa được chủ nhà giải đáp cụ thể, có dấu hiệu lấp liếm thì đừng tiếc mà hãy bỏ qua. Dành thêm thời gian tìm kiếm cho mình một mặt bằng khác lý tưởng hơn. 

Đóng