Theo Luật Đất đai 2013, đất SKC là ký hiệu của đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Mục đích sử dụng của loại đất này là để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Đất SKC không được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), cũng không dùng để ở như đất thổ cư.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp SKC gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, công dân được sử dụng đất SKC theo hình thức sở hữu, mua lại hoặc thuê lại, cụ thể:
- Cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế được sử dụng đất SKC dưới hình thức Nhà nước cho thuê; thuê lại đất có liên kết với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của cá nhân, gia đình hay các tổ chức kinh tế, người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân có thể thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước để sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đồng thời được quyền thuê lại đất của cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
- Người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định theo Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có quyền được tặng quyền sử dụng đất hoặc nhận thừa kế, xây dựng mặt bằng cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng đất SKC dưới hình thức: thuê đất của Nhà nước Việt Nam; thuê hay thuê lại đất của các tổ chức kinh tế, người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất có liên kết với kết cấu hạ tầng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo Điều 125, Điều 126 Luật Đất đai 2013, thời hạn sử dụng đất SKC được chia thành 2 loại là ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn.
- Đất SKC sử dụng lâu dài: đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp mà nguồn gốc sử dụng thuộc sở hữu từ hộ gia đình, cá nhân, không phải được Nhà nước giao có thời hạn hay cho thuê.
- Thời hạn sử dụng không quá 70 năm: đất được Nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng đất dành cho các cá nhân, hộ gia đình. Và đất sử dụng vào mục đích thương mại, xây dựng cơ sở sản xuất thì phải được cơ quan có thẩm quyền quy định.
Thuộc nhóm đất phi nông nghiệp nên cũng giống như các loại đất khác, người sử dụng đất SKC được phép chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp,… khi đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất SKC;
- Đất SKC không có tranh chấp hay có đơn từ khởi kiện, không vướng mắc về tính pháp lý của đất,…;
- Đất không bị kê biên;
- Đất SKC còn trong thời hạn sử dụng đất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải dùng đất đúng mục đích sử dụng. Nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Đất SKC là đất chỉ được dùng cho sản xuất phi nông nghiệp chứ không phải là đất ở nên không được phép xây nhà trên đất SKC.
Nếu muốn xây nhà trên đất SKC, cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở.
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không? Nếu không cho phép thì không được chuyển mục đích sử dụng đất.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Khi có đủ 02 căn cứ trên thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Chuẩn bị hồ sơ 1 bộ gồm:
- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó sẽ trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nộp số tiền và đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế).
Bước 4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định. Châu An (TH)
Xem thêm: Đất vườn là gì có chuyển sang thổ cư được không?