Theo Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD, các khoản phí bắt buộc cư dân sinh sống ở căn hộ chung cư phải đóng hàng tháng hoặc định kỳ được gọi là phí dịch vụ. Đây là khoản phí sử dụng cho việc quản lý, vận hành và bảo trì tòa nhà do ban quản lý đề ra theo công việc quy định ở Khoản 1 Điều 10.
Điều 10. Quản lý vận hành nhà chung cư
1. Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các công việc sau đây:
a) Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;
b) Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;
c) Các công việc khác có liên quan.
Ngoài ra theo Điều 3 và 4 trong Thông tư số 02/2016/TT-BXD và Điều 106 Luật Nhà ở 2014, phí dịch vụ chung cư còn có một số quy định chung:
- Giá dịch vụ quản lý, vận hành chung cư do cư dân đóng theo hàng tháng hoặc định kỳ (quản lý đặt ra). Chi phí dịch vụ chung cư = Mức giá quy định (/m2) x S căn hộ (ghi trong sổ hồng).
- Nhà nước quản lý phí dịch vụ chung cư tính theo mức ban hành của UBND cấp tỉnh.
- Phí quản lý, vận hành không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung, tiền gửi xe, sử dụng điện nước, truyền hình… đối với việc riêng của cư dân sinh sống và căn hộ.
- Mức phí quản lý phải dựa theo nội dung công việc cần quản lý thực hiện nhằm đảm bảo sự minh bạch dành cho cư dân sinh sống. Số tiền phí dịch vụ phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán hoặc thuê chung cư.
- Vấn đề sử dụng phí dịch vụ chung cư phải đảm bảo công khai theo quy định và đúng người, đúng việc. Cư dân sống trong chung cư có trách nhiệm đóng phí đúng hạn, đầy đủ theo quy định.
Đây là loại phí quan trọng và mang tính duy trì, bắt buộc. Phí này được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với người mua chung cư tại thời điểm ký kết Hợp đồng mua bán/cho thuê chung cư.
Khoản phí này sẽ dành cho mục đích thanh toán cho đội ngũ quản lý, bảo vệ, nhân viên vệ sinh; làm đẹp khu vực công cộng tại chung cư; mua sắm, bảo trì trang thiết bị; xử lý rác thải; chi trả các công việc hành chính chung. Về mức phí, số tiền mà cư dân phải đóng sẽ tùy thuộc vào phân khúc của chung cư.
- Tại các chung cư giá rẻ, nhà ở xã hội, phí dịch vụ nếu tính theo căn hộ sẽ dao động khoảng 160.000-350.000 đồng/tháng. Còn nếu tính theo diện tích, mức phí sẽ từ 3.000-5.000 đồng/m2.
- Đối với chung cư trung cấp, phí dịch vụ sẽ từ 6.000-10.000 đồng/m2.
- Với phân khúc cao cấp, phí dịch vụ sẽ nằm trong khoảng từ 10.000-22.000 đồng/m2.
Bao gồm tất cả chi phí dùng cho hoạt động quản lý và vận hành nhà chung cư. Trách nhiệm của mỗi hộ gia đình sống ở chung cư là phải đóng khoản phí này để đảm bảo máy móc, thiết bị vận hành luôn trong trạng thái hoạt động ổn định. Thực tế phí quản lý chung cư đóng hàng tháng không phải quá đắt và có thể thay đổi tùy vào tiêu chuẩn, chất lượng của từng dự án.
Phí quản lý chung cư tỷ lệ thuận với giá của căn hộ, chất lượng của từng căn hộ khác nhau sẽ thay đổi mức phí quản lý. Hiện mức phí quản lý ở hầu hết các chung cư hiện nay là từ 4.000 – 8.000 đồng/m2/tháng.
Người sử dụng chung cư chỉ cần nộp cho ban quản lý tòa nhà chung cư một lần tại thời điểm ký kết Hợp đồng mua bán/ thuê căn hộ chung cư. Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020 thì phí bảo trì chung cư được xác định bằng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích bán, cho thuê căn hộ.
Theo đó, hoạt động bảo trì chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư só 02/2016/TT-BXD quy định bao gồm những hoạt động sau:
- Việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư;
- Kiểm tra, duy trì hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy;
- Thay thế các linh kiện hoặc các thiết bị sử dụng chung của tòa nhà, cụm nhà chung cư;...
Nếu người sử dụng chung cư có sử dụng dịch vụ gửi xe hàng tháng tại chung cư thì phải trả phí gửi xe hàng tháng. Việc chi trả chi phí này giúp cho người sử dụng chung cư có chỗ gửi xe ổn định, giúp bảo vệ tài sản có giá trị cho người sử dụng chung cư.
Thông thường, hiện nay các chung cư thường thu phí gửi xe hàng tháng đối với xe máy có giá khoảng từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng/1 xe/ tháng. Đối với xe ô tô thì phí gửi xe dao động từ 700.000 đồng – 1.000.000 đồng/ tháng.
Đây là chi phí mà người dân phải thực hiện chi trả dù ở nhà chung cư hay ở nhà mặt đất. Khác với những căn chung cư mini, nhà trọ kinh doanh cho thuê nhà trọ thường áp giá điện, nước là giá kinh doanh nhưng người sử dụng chung cư phải trả khoản sinh hoạt phí này theo giá Nhà nước quy định.
Hiện, mức giá điện sinh hoạt được áp dụng như sau:
Hiện, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến về sửa biểu giá bán lẻ điện, với giá sinh hoạt dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành. Theo đó, giá điện tính lũy tiến theo bậc thang, với mức thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.728 đồng một kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.457 đồng. Giá này chưa gồm thuế VAT.
Giá nước sinh hoạt phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như nguồn nước cung cấp thuộc nhà máy nước nào, đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng… Tuy nhiên, nhà nước cũng quy định thống nhất giá nước để thuận tiện cho người sử dụng có phương án, kế hoạch phù hợp. (Mức giá dưới đây chưa bao gồm VAT)
Giá Internet được áp dụng trực tiếp theo giá từ mạng viễn thông mà người sử dụng lắp đặt.
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2016/TT-BXD về nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư, trong đó quy định việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Do đó, việc thu phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành. Vì vậy, để xác định trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ nhưng chưa vào ở có phải đóng phí quản lý vận hành nhà chung cư hay không còn căn cứ vào thỏa thuận của các bên, cụ thể:
- Trường hợp trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có nêu rõ các trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ nhưng chưa vào ở thì không phải đóng phí quản lý vận hành nhà chung cư.
- Trường hợp trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có nêu rõ thời điểm nhận bàn giao căn hộ thì sẽ tính phí quản lý vận hành nhà chung cư.
Như vậy, để xác định chính xác việc đã nhận bàn giao căn hộ nhưng chưa vào ở có phải đóng phí quản lý vận hành nhà chung cư hay không thì phải dựa vào hợp đồng mua bán căn hộ, thỏa thuận của các bên về vấn đề này. Phương Vũ (TH)
Xem thêm:
Chung Cư 50 Năm Và Chung Cư Vĩnh Viễn Khác Nhau Như Thế Nào?