Chắc hẳn nhiều bạn khi đi vay mua bất động sản hay một tài sản lớn nào đó, hẳn bạn đã từng được chuyên viên tư vấn của ngân hàng nói về Room tín dụng, hay chính sách nới room tín dụng của ngân hàng vào đầu năm. Vậy thông qua bài viết này hãy cùng Bannhangay.com tìm hiểu thêm về thuật ngữ này nhé.
Thuật ngữ “Room” tín dụng trong ngân hàng có nghĩa là “giới hạn cho vay” của ngân hàng.
Ví dụ, Ngân hàng HDBank có vốn chủ sở hữu là 4000 tỷ, thì Room cho vay 1 khách hàng sẽ là 4000*15% = 600 ty. Đó là giới hạn cho 1 khách hàng được vay. Như vậy Room đó đã hết, khách hàng đó không thể vay trên 600 tỷ.
Vậy nếu khách muốn vay 1000 tỷ thì sao? HDBank và 1 vài ngân hàng khác sẽ “hợp vốn” để có room nhiều hơn cho 1 khách hàng.
Room tín dụng cũng có thể hiểu là dành 1 “số vốn nhất định” để cho vay 1 lĩnh vực “ưu đãi” nào đó. Khi đó, đã cho nhiều khách hàng vay rồi, thì đã hết room, không còn để cho vay tiếp.
Ví dụ, hiện nay Room cho vay “phi sản xuất” theo quy định của NHNN là 22% và sẽ xuống 16% vào cuối năm (31/12/2011). Nếu 1 NHTM A có tổng cho vay là 100,000 tỷ, thì room dành cho vay “phi sản xuất” chỉ là 16,000 tỷ. Đó là lý do tại sao các NHTM đang chạy đua để thu nợ từ các dự án bất động sản (đã lỡ cho vay trước đây), hoặc NHTM đang “né” sang 1 hình thức khác, để lách luật của NHNH.
Theo các chuyên gia tài chính và những người đã từng tham gia các gói vay theo hạn mức thì việc vay tiền theo hạn mức tín dụng thường đem lại một số những lợi ích sau:
Các cá nhân và tổ chức có nhu cầu vay vốn chỉ cần nộp hồ sơ một lần sau đó các ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và cấp hạn mức cho vay cụ thể trong khoảng một thời gian nhất định. Thông thường đó là khoảng 12 tháng. Trong thời gian này bạn có thể tiến hành vay vốn nhiều lần mà không cần phải lập hồ sơ mới.
Phương thức vay vốn theo hạn mức này được xem là phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu vay vốn thường xuyên và thường xuyên phải luân chuyển vốn. Khách hàng sẽ đồng thời thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tài chính mà không hề ảnh hưởng đến hợp đồng vay.
Với việc xác định được chính xác hạn mức cho vay khách hàng vay vốn có thể đơn giản hóa các thủ tục đăng ký vay vốn tại các ngân hàng như vừa nêu ở trên. Ngân hàng có thể tham gia kiểm soát nguồn tiền cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, không làm vào những việc sai trái pháp luật.
Khách hàng có thể sử dụng vốn với nhiều mục đích khác nhau nhưng sẽ phải gửi các loại giấy tờ chứng từ đến ngân hàng để đối chiếu với mục đích sử dụng vốn vay có ghi hợp đồng vay đã được ký kế trước đó. Nếu sử dụng sai mục đích ngân hàng có thể thu hồi nợ bất cứ lúc nào…
Với việc đưa ra hạn mức cho vay tối đa có nghĩa là các ngân hàng đã xem xét kỹ lưỡng khả năng trả nợ của khách hàng ở mức độ nào. Chính vì thế, khi vay vốn theo hạn mức tín dụng bạn sẽ tránh tối đa những rủi ro điển hình như tình trạng không trả nổi nợ khiến phải tịch biên tải sản hoặc lãi mẹ đè lãi con…
Tuy nhiên, khách hàng có nhu cầu vay theo hạn mức không nhất thiết phải vay đúng số tiền – hạn mức cho vay mà ngân hàng đưa ra. Số tiền vay có thể là nhỏ hơn hạn mức cho vay tối đa và dĩ nhiên không được quá hạn mức. Bạn có thể thực hiện việc trả nợ và bất cứ thời gian nào nếu có điều kiện
Khi NHNN đặt ra một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa cho một ngân hàng nào đó ở mức nhỏ hơn so với (cùng kỳ) năm trước và/hoặc so với các ngân hàng khác trong hệ thống thì điều này có thể được hiểu rằng ngân hàng này đang có mức độ rủi ro cao hơn so với chính nó hoặc so với các đối thủ trong cùng hệ thống.
Sự rủi ro này có thể là kết quả của việc ngân hàng này cho vay quá nhiều so với vốn chủ sở hữu hoặc cho vay quá tập trung vào các lĩnh vực được cho là rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và… các dự án BOT!
NHNN có trong tay đầy đủ các công cụ để quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế, hoàn toàn có thể thay thế được công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng/hệ thống ngân hàng.
Nhưng để hạn chế những hậu quả này thì NHNN không cần phải siết lại hạn mức tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng. Cụ thể hơn, để hạn chế rủi ro có ít vốn mà cho vay quá nhiều thì NHNN chỉ cần yêu cầu và tăng cường thanh tra việc tuân thủ của các ngân hàng thương mại về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên tổng tài sản có.
Tỷ lệ này đã được quy định trong nhiều thông tư như Thông tư 41/2016, rồi ngay trong bản thân các quy định về vốn an toàn tối thiểu của Basel mà các ngân hàng đã tự nguyện đăng ký tuân thủ (theo Basel II) và đã được NHNN công nhận.Còn để hạn chế các ngân hàng cho vay quá nhiều, quá tập trung vào các lĩnh vực rủi ro như trái phiếu doanh nghiệp hay bất động sản thì đã có các quy định liên quan trong Thông tư 22/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Ví dụ, về cho vay để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư 22 quy định một loạt điều kiện như chỉ được cấp tín dụng với thời hạn đến một năm, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, không được cấp tín dụng cho khách hàng trong một số trường hợp quy định cụ thể, và tổng mức dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp…
Ngoài ra, Thông tư 22 cũng quy định các hệ số rủi ro cho từng hạng mục tài sản. Tài sản được cho là rủi ro càng cao thì hệ số rủi ro này cũng càng cao, làm cho ngân hàng thương mại càng phải có thêm nhiều vốn chủ sở hữu nếu vẫn muốn cho vay cùng một lượng tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro này. Ví dụ bất động sản, hệ số rủi ro áp dụng cho tài sản này là 200%, so với mức 100% dành cho tài sản là cổ phần.
Cũng có thể có lo ngại rằng nếu không quy định mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thì sẽ dẫn đến chạy đua lãi suất, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, gây khó cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất trong cả hệ thống và nền kinh tế có tăng lên hay không lại phụ thuộc cuối cùng vào chính sách tiền tệ của NHNN.
Nếu NHNN sẵn sàng đáp ứng thanh khoản của hệ thống và nền kinh tế thì việc một số ngân hàng nào đó tăng lãi suất sẽ không gây ra áp lực đáng kể làm tăng lãi suất cả hệ thống. Cũng cần lưu ý rằng NHNN đã từng áp dụng trần lãi suất. Ở đây không bàn đến việc công cụ này có lợi hay hại, hiệu quả hay không, sự từng tồn tại của công cụ này càng cho thấy nếu muốn chặn cuộc đua lãi suất thì sẽ có nhiều công cụ khác mà không cần phải áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng.
NHNN cũng quy định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa cho cả hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ. Khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nhỏ hơn so với cùng kỳ thì mục đích có thể là vì muốn điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng theo sát với tăng trưởng kinh tế để không gây ra những vấn đề như tăng trưởng quá nóng, lạm phát đang có xu hướng tăng lên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lạm phát đến từ tăng trưởng tín dụng cuối cùng sẽ phụ thuộc vào lập trường chính sách tiền tệ của NHNN. Nếu NHNN siết chặt hơn cung tiền thì NHNN sẽ không cần phải siết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một hay nhiều ngân hàng thương mại, bởi yếu tố quyết định mức tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế chính là lượng tiền bơm thêm ra nền kinh tế từ NHNN. Các ngân hàng thương mại chỉ là kênh trung chuyển lượng tiền bơm ra này vào nền kinh tế chứ không phải là nơi tạo ra tiền để mà lo ngại sẽ làm tăng lạm phát nếu không khống chế được việc cho vay của họ.
Tóm lại, NHNN đã ban hành, thực thi và có trong tay đầy đủ các công cụ để quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế. Những công cụ này hoàn toàn có thể thay thế được công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng/hệ thống ngân hàng mà NHNN đang thực hiện. Việc cần làm chỉ là thanh tra, kiểm tra, chế tài nghiêm ngặt để buộc các ngân hàng thương mại phải nghiêm túc thực thi các quy định an toàn cho vay này.
Nếu vẫn tiếp tục áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng thương mại lại bị thêm một biện pháp quản lý hành chính kém minh bạch, mang tính trói buộc mà vẫn không làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên an toàn hơn. Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: Ngân hàng cạn room tăng trưởng cho vay bất động sản chững lại