Ngày nay, phòng khách thường được thiết kế theo phong cách mở, liên thông với bếp nấu và không gian ăn uống. Bố cục này tạo thành không gian sinh hoạt chung rộng thoáng, nơi các thành viên tương tác, kết nối nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc phân định các khu vực chức năng không hề đơn giản và bạn nên tránh phạm phải những sai lầm phổ biến dưới đây khi thiết kế phòng khách liên thông khu bếp + ăn.
|
Phòng khách phong cách mở hiện đại, mang hơi hướng phong cách công nghiệp. |
Đối với không gian mở, các khu vực chức năng khách, bếp, phòng ăn không nên quá khác biệt về phong cách thiết kế. Cùng một phong cách thiết kế sẽ mang lại cho nội thất sự gọn gàng, thoáng đẹp. Điều này cũng cho phép bạn sử dụng một bảng màu thống nhất, tránh lạm dụng quá nhiều màu sắc cũng như vật liệu, tối đa chỉ nên sử dụng 2 -3 loại khác nhau.
|
Phòng khách mở với phong cách Scandinavia hiện đại, điểm nhấn là thảm trải sàn họa tiết hình học tông màu đen - trắng tương phản tinh tế. |
|
Thiết kế không gian mở cho phép bạn kết nối nhiều hơn với không gian ngoài trời. |
Tuy không có bức tường ngăn cách giữa nhà bếp, khu vực ăn uống và phòng khách nhưng bạn vẫn cần có sự phân chia không gian rõ ràng. Bạn có thể phân tách không gian một cách tương đối bằng cách sử dụng nội thất, thảm trải cho từng khu vực, trần giả hoặc thiết kế sàn giật cấp. Đây là những cách dễ dàng, hiệu quả và linh hoạt thay đổi khi cần.
|
Thảm trải sàn, màu sắc nội thất giúp phân định giữa phòng khách với bếp - ăn. |
Thiết kế không gian phòng khách mở mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Tuy nhiên, sự thiếu hụt của các bức tường có thể khiến bạn gặp khó khăn khi phân tách khu vực chức năng khác nhau. Tốt nhất, bạn nên lên kế hoạch trước cho các thiết bị chiếu sáng và đặt đúng vị trí của đèn chiếu sáng để tránh cảm giác buồn tẻ. Riêng với khu bếp và phòng ăn, nếu có thể, bạn nên bố trí ở nơi có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
|
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình khu vực chức năng trong không gian mở và giữ cho nó luôn tươi vui, ấm áp. |
|
Cửa sổ trần mang đến ánh sáng tự nhiên ngập tràn cho không gian khách, bếp liên thông. |
Dù là trong không gian tiếp khách hay phòng ăn, điều quan trọng là phải chọn đồ nội thất tương xứng với thiết kế tổng thể của không gian mở. Đồ đạc quá lớn không chỉ cản trở lưu thông, khiến căn phòng trở nên chật chội hơn mà còn làm xáo trộn sự năng động, linh hoạt với các khu vực khác.
|
Lối thiết kế không gian sống mở được ứng dụng linh hoạt theo nhiều cách khác nhau trong những ngôi nhà khác nhau. |
|
Căn hộ áp mái với bố cục không gian khách, bếp mở. Phòng ăn đặt cạnh khung cửa sổ kính cao rộng, thoáng đãng. |
Nơi bạn đặt ghế sofa, ghế bành và bức tường gắn tivi đều là những lựa chọn quan trọng khi thiết kế không gian phòng khách mở. Hãy đảm bảo tạo ra một lối đi từ phòng này sang phòng khác mà không có bất kỳ cản trở nào. Điều hướng từ không gian khách đến khu vực ăn uống và sau đó đến nhà bếp liền mạch, tránh tạo cảm giác như mê cung.
|
Thiết kế không gian mở mang đến cho căn hộ nhỏ sự rộng rãi, thoáng đãng gấp đôi về mặt thị giác. Tâm trạng của gia chủ vì thế cũng trở nên hứng khởi hơn. |
|
Không gian sống mở bên trong căn hộ nhỏ phong cách hiện đại. |
Bạn cần lên kế hoạch cho phòng khách và nhà bếp hoạt động như thế nào theo thời gian trước khi quyết định chốt bản vẽ thiết kế cuối cùng. Việc chỉnh sửa một phần của căn phòng sẽ gây ra hiệu ứng "gợn sóng" và điều đó dẫn đến việc phải thực hiện những thay đổi lớn hơn trong các phần còn lại.
Do đó, bạn hãy lập kế hoạch trước và để lại một số không gian cho những bổ sung trong tương lai, nếu có thể. Ngoài ra, cắt giảm mua sắm theo cảm tính, trào lưu là cách tuyệt vời để giữ cho không gian sống mở không bị lộn xộn.
|
Tường kính trong suốt kết nối hoàn hảo không gian sống bên trong và mái hiên ngoài trời. Căn hộ nhỏ vì thế trở nên rộng thoáng hơn so với diện tích thực tế. |
|
Lam gỗ thông thoáng giúp phân tách giữa phòng khách và không gian phòng ăn. |
Thanh Xuân (Decoist)
Xem thêm: