Phú Xuyên Hà Nội là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam thủ đô, cách trung tâm thành phố Hà Nội 35km, cách sân bay quốc tế Nội Bài hơn 60km.
Huyện Phú Xuyên nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35km theo quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân, cách khu du lịch chùa Hương 27km về phía Tây Nam. Sau khi được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội ngày 1/8/2008, huyện Phú Xuyên được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội.
Huyện Phú Xuyên có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai
Phía Nam giáp huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam
Phía Đông giáp huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên
Phía Tây giáp huyện Ứng Hòa
Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ, huyện chia thành 2 vùng như sau:
Về cơ bản, huyện có địa hình thấp trũng, hàng năm nước mưa từ các vùng lân cận đổ về thường gây ngập úng cục bộ trên địa bàn.
Phú Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23-24,6 độ C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2.
Huyện Phú Xuyên có diện tích tự nhiên 170,8km, dân số 229.847 người. Huyện có 27 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 2 thị trấn Phú Xuyên (huyện lỵ), Phú Minh và 25 xã: Vân Từ, Văn Hoàng, Tri Trung, Tri Thủy, Tân Dân, Sơn Hà, Quang Trung, Quang Lãng, Phượng Dực, Phúc Tiến, Phú Yên, Phú Túc, Nam Triều, Nam Tiến, Nam Phong, Minh Tân, Khai Thái, Hồng Thái, Hồng Minh, Hoàng Long, Đại Xuyên, Đại Thắng, Chuyên Mỹ, Châu Can, Bạch Hạ.
Bản đồ hành chính huyện Phú Xuyên Hà Nội.
Kinh tế huyện Phú Xuyên hiện tại chủ yếu vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đang phát triển. Huyện có nhiều làng nghề thủ công tiêu biểu như làng nghề Tò he truyền thống ở Xuân La, làng nghề khảm trai truyền thống ở Chuyên mỹ, nghề thêu ren ở Sơn Hà, Dân Chủ, nghề may mặc ở Vân Từ, nghề làm giấy ở Hồng Minh, nghề dệt lụa ở Quang Trung, nghề đóng giày ở Phú yên, nghề mộc ở Tân Dân, nghề mây tre đan ở Phúc Tú…
Trên địa bàn huyện có siêu thị bán lẻ Lan Chi mart và 17 chợ phiên tại 16 xã, thị trấn: Tri Thủy, Quang Lãng, Bạch Hạ, TT Phú Minh, Phú Yên, Nam Tiên, Tân Dân, Khai Thái, Chuyên Mỹ, Châu Can, Minh Tân, Phú Túc, TT Phú Xuyên, Phúc Tiến, Hồng Minh, Hoàng Long.
Huyện có 1 trường trung cấp nghề và 1 trường cao đẳng nghề, đào tạo khoảng trên 1000 học viên hàng năm với các ngành nghề phong phú, đa dạng.
Các trường hệ trung học phổ thông: THPT Đồng Quan, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Phú Xuyên A, THPT Phú Xuyên B, THPT Tân Dân, Trung tâm GDTX Phú Xuyên.
Có bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên và Trung tâm y tế huyện Phú Xuyên đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Phú Xuyên là một trong số ít địa phương có hệ thống giao thông đa dạng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy. Nhìn chung, các hệ tuyến giao thông này được nâng cấp không ngừng tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, đặc biệt là sự chia cắt do sự phát triển thiếu đồng bộ giữa cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình với hệ thống đường cấp huyện và giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông đường bộ tại Phú Xuyên:
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua huyện Phú Xuyên Hà Nội.
Trong tương lai, một số tuyến giao thông trên địa bàn huyện cũng được nâng cấp, cải tạo, mở rộng:
Về đường sắt, trên địa bàn huyện Phú Xuyên có tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn chạy qua địa bàn huyện dài gần 12km. Tuyến giao thông này sẽ được cải tạo nâng cấp thành đường đôi khổ 1435mm, xây mới ga Phú Xuyên trên tuyến.
Phú Xuyên còn có 2 con sông chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ ở phía Tây, đặc biệt là sông Hồng có khả năng phát triển hệ thống các cảng sông nội địa phục vụ cho vận tải đường sông. Các xã, thị trấn trong huyện đều có đường ô tô vào đến trung tâm.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn 2050, thành phố sẽ có 5 đô thị vệ tinh gồm Phú Xuyên, Sóc Sơn, Hòa Lạc, Xuân Mai và Sơn Tây. Mỗi đô thị có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập nhằm hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về công nghiệp, dịch vụ, đào tạo và nhà ở. Trong đó, đô thị vệ tinh Phú Xuyên bao gồm thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên và các xã lân cận. Đây sẽ là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa, xây dựng các khu, cụm công nghiệp để di dời công nghiệp từ các khu vực nội đô, khu vực Hà Tây cũ và hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho vùng đồng bằng phía Nam sông Hồng. Tại khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các khu nhà ở công nhân và các tiện ích đô thị khác nhau như đào tạo nghề, y tế chất lượng cao… Đồng thời, xây dựng hệ thống hồ điều tiết nước lớn nhằm phục vụ thoát nước, phù hợp với đặc điểm địa hình thấp trũng của huyện.
Đô thị vệ tinh Phú Xuyên có nhiệm vụ hỗ trợ, chia sẻ với trung tâm về công nghiệp, đầu mối giao thông.
Huyện Phú Xuyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ Thủ đô và có các trục đường giao thông đối ngoại đường bộ (Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ), đường sắt, đường thủy qua địa bàn làm cho vị trí của huyện có lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao thương hàng hóa và thu hút vốn đầu tư. Đây là cũng là bàn đạp cho sự tăng trưởng thị trường bất động sản Phú Xuyên.
Huyện có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng cùng hệ thống các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp được đầu tư tạo ra địa bàn thu hút đầu tư. Phú Xuyên còn là trung tâm sản xuất nông sản của thành phố, đây là điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Huyện có một số di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái.
Với những điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội sẵn có, thị trường bất động sản Phú Xuyên cũng nhận được sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là đất nền phân lô, đất đấu giá.
Xem thêm: