Huyện Thạch Thất (Hà Nội) là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Sở hữu nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng (mây tre đan Bình Phú, cơ kim khí Phùng Xá, mộc Chàng Sơn, Hữu Bằng…), Thạch Thất có nhiều điều kiện để phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội.
Huyện Thạch Thất nằm ở ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Trước đây, Thạch Thất vốn thuộc địa phận Hà Tây cũ, có lịch sử hình thành khu dân cư và tổ chức hành chính từ lâu đời. Tên huyện trước đó cũng có sự thay đổi khá nhiều lần theo thời gian và phải đến năm 1404, huyện mới đổi tên thành Thạch Thất. Tên gọi này được giữ nguyên cho đến hiện nay.
Huyện có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ
Phía Đông giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ
Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn (Hòa Bình)
Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì
Tuy nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng Thạch Thất cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Địa hình huyện thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 dạng địa hình chính: địa hình đồi núi thấp; địa hình bán sơn địa, đồi gò và địa hình đồng bằng.
Thạch Thất thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4 độ C, tháng nóng nhất là tháng 5, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Thạch Thất đã có nhiều biến động động về các đơn vị hành chính trực thuộc. Hiện tại, Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm thị trấn Liên Quan và 22 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Thạch Xá, Thạch Hòa, Tân Xã, Phùng Xá, Phú Kim, Lại Thượng, Kim Quan, Hữu Bằng, Hương Ngải, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Dị Nậu, Đại Đồng, Chàng Sơn, Canh Nậu, Cần Kiệm, Cẩm Yên, Bình Yên, Bình Phú. Thị trấn Liên Quan là trung tâm kinh tế - hành chính của huyện, cách quận Hà Đông 25km, cách thị xã Sơn Tây 13km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 40km về phía Đông Nam.
Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất.
Huyện Thạch Thất có diện tích tự nhiên 202,05km2, dân số 242,786 người (số liệu năm 2020).
Trong những năm qua, kinh tế của huyện phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,92%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện, chủ yếu là cơ sở sản xuất hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh đồ kim khí, đồ mộc, sử dụng ít lao động, chủ yếu tận dụng lao động trong gia đình, ở địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn giữ ổn định.
Sản xuất nông nghiệp được huyện đặc biệt coi trọng theo hướng chuyên canh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện đã hình thành 690 ha vùng sản xuất lúa chất lượng cao, 300 ha vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, 285 ha vùng sản xuất rau an toàn, 50 ha vùng sản xuất hoa, cây cảnh…
Nhiều vùng quê ở Thạch Thất đang dần "thay da đổi thịt".
Thạch Thất nổi tiếng với nhiều làng nghề như nghề Mộc Chàng Sơn, nghề dệt Hữu Bằng, đan lát Bình Phú, điêu khắc đá ong, đặc sản Chè Lam, cơ kim khí Phùng Xá… Nhiều nhóm ngành nghề có quy mô cả xã đưa huyện Thạch Thất thành đơn vị cấp huyện có thu nhập đầu người cao nhất thành phố Hà Nội. Cũng nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao, hạ tầng dân sinh phát triển… thể hiện rõ rệt ở các thôn xã có nghề, đặc biệt là ở thị trấn Liên Quan, các xã Bình Phú, Hữu Bằng, Chàng Sơn, Phùng Xá.
Toàn huyện có 77 trường công lập, 1 trường THPT Thạch Thất, 1 trường tiểu học - THCS tư thục Maya, 1 trường THCS và THPT tư thục TH School, 25 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, 1 trung tâm GDNN-GDTX.
Các trường tiểu học:
|
|
|
Các trường THCS:
|
|
|
Các trường mầm non:
MN Đại Đồng
MN Bình Phú
Toàn huyện có 26 cơ sở y tế công lập, gồm Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, trung tâm y tế huyện Thạch Thất, Phòng khám đa khoa khu vực Yên Bình và 23 trạm y tế xã, thị trấn.
Hệ thống giao thông của huyện Thạch Thất nằm trong 3 tuyến quốc lộ lớn: quốc lộ 21 ở phía Tây, quốc lộ 32 ở phía Bắc, đường Láng Hoà Lạc (Đại lộ Thăng Long) ở phía Nam, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với các vùng lân cận. Cụ thể:
Các tuyến giao thông của huyện Thạch Thất hình thành hệ thống xương sống phủ kín khá rộng, tạo thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông vận chuyển hàng hóa.
Thạch Thất có vị trí thuận lợi ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như quận Hà Đông và các quận nội thành của thủ đô. Địa bàn huyện có tuyến đường giao thông thuận lợi nối liền thủ đô Hà Nội như quốc lộ 21A, quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long, ngoài ra có các đường tỉnh lộ 419, 420, 446, đường Hồ Chí Minh. Trong tương lai, Thạch Thất cũng sẽ có thêm tuyến đường trục tại trung tâm hành chính huyện có chiều dài 850m , góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng cho khu vực. Sở hữu vị trí đẹp, đậm nét truyền thống văn hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư giúp Thạch Thất chuyển mình thành trung tâm đô thị phía Tây của Thủ đô. Vị trí địa lý cũng tạo tiền đề cho Thạch Thất phát triển du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh…
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia, Học viện chính trị, Đại học FPT, Học viện chính trị, khu đô thị Xanh Villas, khu liên hiệp thể thao Viettel – Dortmund, cụm công trình Bệnh viện mắt Hà Nội – Đa khoa Xanh Pôn – Viện tim Hà Nội cơ sở 2 cho thấy những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản huyện Thạch Thất. Hiện thạch thất đang là địa bàn đầu tư trọng điểm của thành phố, trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc gia tăng giá trị cho bất động sản huyện Thạch Thất Hà Nội.
Huyện Thạch Thất là địa bàn có giá thấp hơn rất nhiều so với các khu vực gần trung tâm thành phố, trong khi đó, khu vực này còn được quy hoạch là trung tâm công nghệ cao của thành phố nên cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Trong khoảng 10 năm gần đây, đất nền Thạch Thất luôn là điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội, nhất là tại các xã nằm xung quanh khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ngoài đất thổ cư thì đất nông nghiệp, đất rừng Thạch Thất cũng được giới đầu tư săn lùng với quy mô lớn nhằm mục đích đầu cơ, chờ tăng giá. Thạch Thất cũng trở thành một điểm đến hứa hẹn của các ông lớn bất động sản, phát triển dòng sản phẩm sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Để đón đầu các dự án, nhiều nhà đầu tư đã rót một khoản tiền lớn vào khu vực này, chờ ngày Thạch Thất trở thành thiên đường nghỉ dưỡng ven Hà Nội, cộng hưởng với việc cò đất thổi giá khiến giá đất Thạch Thất tăng cao, vượt quá giá trị thực.
Thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020, bất động sản Thạch Thất đã nhiều lần dậy sóng với tin đồn Vingroup đề xuất xây 2 khu đô thị có quy mô hàng trăm ha tại địa phương. Ngay sau khi có thông tin, nhiều môi giới đã đổ về khu giãn dân Quan Giai (xã Đồng Trúc) để đầu cơ, đẩy giá đất tại khu vực này tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần chỉ sau một tuần, từ mức 4-8 triệu đồng/m2 lên 12-15 triệu/m2, chỗ đẹp 16-20 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, cơn sốt cũng chỉ kéo dài không quá 10 ngày rồi nhanh chóng hạ nhiệt khi chính quyền địa phương vào cuộc. Đến giữa năm 2020, Hòa Lạc chính thức được công bố là đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị được quy hoạch xung quanh trung tâm Hà Nội, thị trường bất động sản Thạch Thất một lần nữa sôi động
Khánh An TNV (tổng hợp)
Xem thêm:
Chuẩn bị lên quận giá nhà đất tại Hoài Đức Hà Nội đã tăng phi mã